Xung quanh việc sẽ đóng cửa dinh thự họ Vương (Hà Giang): “Tư nhân sở hữu di sản cũng phải tạo điều kiện cho du khách tham quan”
VHO- Trước sự việc ông Vương Duy Bảo, cháu nội vua Mèo Vương Chí Thành cho biết dự định sẽ “đóng cửa” khu dinh thự họ Vương từ ngày 15.6, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) Lê Thị Thu Hiền đã lên tiếng nêu rõ quan điểm của Bộ VHTTDL trước sự việc này.
Theo bà Lê Thị Thu Hiền: Luật Di sản văn hóa đã quy định rõ các tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Với trách nhiệm của mình, trong nhiều năm qua Bộ VHTTDL cùng chính quyền các địa phương đã dành nhiều kinh phí đầu tư từ các nguồn lực khác nhau để tu bổ, tôn tạo và phát huy giá trị các di tích nhằm phục vụ nhân dân, du khách trong nước và bạn bè quốc tế.
Thưa bà, theo Luật Di sản văn hóa, một cá nhân là chủ sở hữu của di tích có quyền đóng cửa một di tích đã được xếp hạng hay không?
- Luật Di sản văn hóa đã quy định rõ về việc Nhà nước thống nhất quản lýdi sản văn hóa sở hữu toàn dân; công nhận và bảo vệ các hình thức sở hữu khác như của tập thể, cộng đồng, tư nhân. Các Điều 8, 9 và Chương II của Luật Di sản văn hóa quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân đối với di sản văn hóa. Theo đó, tư nhân sở hữu di sản văn hóa cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định của Luật Di sản văn hóa, bên cạnh quyền phải có nghĩa vụ bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa theo quy định của pháp luật, phải tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân, du khách tham quan, nghiên cứu về di sản văn hóa.
Điều 14, Luật Di sản văn hóa quy định các quyền và nghĩa vụ đối với tổ chức, cá nhân: Tham quan, nghiên cứu di sản văn hóa; ngăn chặn hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lýkịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hóa. Điều 15 cũng quy định rất rõ quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu di sản văn hóa, ngoài các quy định tại điều 14 còn là thực hiện các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; thông báo kịp thời cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp di sản văn hóa có nguy cơ bị làm sai lệch giá trị, bị huỷ hoại, bị mất; gửi sưu tập di sản văn hóa phi vật thể, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia vào bảo tàng nhà nước hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp không đủ điều kiện và khả năng bảo vệ và phát huy giá trị; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tham quan, du lịch, nghiên cứu di sản văn hóa; thực hiện các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Ông Bảo lấy lý do tỉnh không đầu tư tu sửa để di tích xuống cấp nghiêm trọng. Thời gian qua Bộ có đoàn thanh tra, kiểm tra giám sát tình trạng di tích không, thưa bà?
- Gần đây nhất là ngày 29.8.2018, lãnh đạo Bộ VHTTDL đã chủ trì đoàn công tác trực tiếp lên làm việc với tỉnh Hà Giang và đề nghị UBND tỉnh quan tâm, chỉđạo các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện việc quản lýchống xuống cấp di tích, có kế hoạch bảo quản, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên các hạng mục công trình thuộc khu di tích. Về lâu dài, chính quyền địa phương cần có kế hoạch quản lýtổng thể khu vực phía trước Khu di tích Nhà Vương và một số hộ dân đang sinh sống trong khu vực bảo vệ II của di tích. Quy chế quản lýdi tích Nhà Vương đã được ban hành từ năm 2007, đến nay cũng đã cần được rà soát, nghiên cứu, bổ sung theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa để nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lýdi tích trong giai đoạn mới.
Trong khi các di tích đều cần được phát huy giá trị thì ông Vương Duy Bảo lại tuyên bố dự định đóng cửa Dinh thự họ Vương. Bộ VHTTDL có đưa ra giải pháp nào đối với tình huống này?
- Như đã nói, tất cả các di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các thiết chế văn hóa phải luôn được mở cửa để phục vụ người dân, khách tham quan trong nước và quốc tế. Bản thân chủ sở hữu, quản lýdi tích phải luôn xác định trách nhiệm của mình trong việc tổ chức tốt cho người dân và du khách tham quan, nghiên cứu và tìm hiểu về di tích, về lịch sử văn hóa của địa phương. Điều 8 của Luật Di sản văn hóa đã quy định mọi di sản văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, có xuất xứ ở trong nước hoặc từ nước ngoài, thuộc các hình thức sở hữu, đều được bảo vệ và phát huy giá trị. Từ tình huống cụ thể này, Bộ VHTTDL sẽ rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật quy định về lĩnh vực di sản văn hóa để nghiên cứu, trình cấp có thẩm quyền tiếp tục sửa đổi, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật nhằm bảo vệ, phát huy tốt nhất các giá trị của di sản văn hóa phục vụ người dân, cộng đồng.
Bộ đề nghị Hà Giang chỉ đạo thực hiện việc bảo vệ Khu Nhà Vương Ngày 12.6, Thứ trưởng Bộ VHTTDL Trịnh Thị Thủy đã kýcông văn 2251/BVHTTDL-DSVH gửi UBND tỉnh Hà Giang về việc quản lýdi tích kiến trúc - nghệ thuật Khu Nhà Vương, tỉnh Hà Giang. Văn bản nêu rõ: Hiện nay có thông tin liên quan đến việc một cá nhân là đồng sở hữu Di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia Khu Nhà Vương, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang dự kiến đóng cửa Khu di tích. Về việc này, Bộ VHTTDL đề nghị UBND tỉnh Hà Giang khẩn trương chỉđạo các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện ýkiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đối với nội dung: “… Trao đổi, thống nhất với Gia tộc họ Vương rà soát, hoàn thiện lại quy chế và thực hiện việc quản lý, sử dụng Khu di tích theo đúng quy định của pháp luật di sản và pháp luật khác liên quan…”. Đồng thời, chỉđạo các cơ quan chức năng thực hiện việc bảo vệ, phát huy giá trị đối với công trình di tích kiến trúc - nghệ thuật quốc gia Khu Nhà Vương theo đúng quy định của pháp luật về di sản văn hóa; có kế hoạch quản lý, chống xuống cấp di tích; xây dựng kế hoạch quản lýtổng thể khu vực phía trước Khu di tích Nhà Vương và một số hộ dân đang sinh sống trong khu vực bảo vệ II của di tích. |
HÀ PHƯƠNG (thực hiện)